Chùa dù – Cây thuốc hộ thân của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc

Tên khoa học: Elsholtzia penduliflora W.W.Sm
Họ: Bạc Hà (Lamiaceae)
Tên Hà Nhì: Bát dự
Tên khác: Kinh giới rủ, Keng bam ma nòm lu (Dao), Tả hoàng đồ (Lào Cai), Dê sua tùa.

Đặc điểm thực vật: Cây thảo, sống hàng năm, cao 1-2 m, mọc thành bụi nhỏ. Thân vuông, có lông mềm, phân nhiều nhánh. Lá mọc đối, hình mác, gốc và đầu thuôn nhọn, mặt trên nhẵn, chỉ có lông ở gân, mặt dưới có lông mịn, mép khía răng không đều, đôi khi có viền màu tím nhạt.

Bộ phận sinh dưỡng của cây Chùa dù
Bộ phận sinh sản của cây Chùa dù

Cụm hoa mọc ở đầu cành và kẽ lá thành bông dài 10-20 cm; hoa nhiều, màu trắng đục, mọc cong xuống và xếp dày đặc thành nhiều vòng sít nhau. Quả hình bầu dục dẹt, vỏ ngòai màu nâu đen.

Mùa hoa quả: Hoa (tháng 9-11), quả (tháng 10-12)
Phân bố: Ở các vùng núi cao 1.450-1.600 m (Sìn Hồ-Lai Châu; Sa Pa, Bát Xát-Lào Cai; Đồng Văn, Quản Bạ-Hà Giang)
Trên thế giới, cây phân bố rải rác ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất
Thành phần hóa học: Cineol, α-pinen, β-pinen, terpineol, geranyl acetat, linalool, geraniol
Giá trị sử dụng: Chữa cảm cúm, sốt, ho, tiểu tiện khó do bị viêm, tiểu tiện ra máu, các chứng đau nhức.
Người Hà Nhì ở Y Tý, dùng cây Chùa dù đun nước uống trong trường hợp bị dị ứng.

Chùa dù là cây thuốc quan trọng trong bài thuốc tắm của đồng bào dân tộc Dao khi bị cảm, đau nhức mình mẩy và đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh.

Cách dùng: Ngày dùng 10-16 g cây khô, uống dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có thể dùng cây tươi để xông chữa cảm sốt hoặc giã đắp hay xoa bóp vào chỗ đau. Cả cây là nguyên liệu chưng cất tinh dầu, dùng trong các công thức dầu xoa, cao xoa thay thế tinh dầu Tràm và tinh dầu Khuynh diệp.

Vườn Bảo tồn nông dược Hà Nhì.

0
    0
    Giỏ hàng
    giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng