Có nên dùng Hà Thủ Ô nguyên chất không?

| Góc chuyên gia |

Để trả lời câu hỏi này, trước hết ta phải hiểu bản chất của Hà thủ ô. Đây là một vị thuốc quý, có nhiều công dụng tốt, được xem là một vị thuốc bổ Đông y, tác động tích cực lên mái tóc và tuổi xuân. Theo kinh nghiệm sử dụng hàng nghìn năm và được tổng kết lại trong nhiều y văn chính thống thì Hà thủ ô vị đắng/ngọt, chát, tính ấm quy vào kinh Can, Thận.

 

Nói về Hà thủ ô nguyên chất nghĩa là Hà thủ ô sống (tươi hoặc chỉ sơ chế làm khô đơn giản mà chưa qua bất cứ chế biến gì).

Hà thủ ô sống có vị đắng hơi ngọt, chát và tính ấm. Đôi khi, Hà thủ ô sống được dùng phối hợp với một số vị thuốc khác trong các trường hợp sốt rét kéo dài hại đến chân âm, sốt li bì triền miên hay trị các chứng huyết hư và tân dịch khô gây đại tiện bí. Việc dùng Hà thủ ô sống không phổ biến và phải rất cẩn trọng theo hướng dẫn của các lương y lành nghề.

Chính vì vậy, nếu dùng Hà thủ ô sống một cách tùy tiện sẽ gây ra một số biểu hiện như kích thích nhu động đường tiêu hóa quá mức, đại tiện nhiều, phân nát. Đây chính là những tác dụng phụ cấp tính điển hình của Hà thủ ô sống do tính lạnh liên quan đến vị đắng của Hà thủ ô tạo nên.

 

Ngoài ra, một biểu hiện phổ biến nữa nếu dùng Hà thủ ô sống hoặc Hà thủ ô chế chưa tốt cũng thường thấy đó là nóng trong và nổi mụn. Đây là một nhóm tác dụng phụ kiểu mạn tính điển hình của Hà thủ ô chưa đạt chuẩn do tính táo sáp và liên quan đến vị chát của Hà thủ ô gây nên.

 

Để “hóa giải” những tác dụng phụ này của Hà thủ ô sống, “Hà thủ ô chế” – nghĩa là Hà thủ ô đã qua chế biến ra đời.

 

Hà thủ ô chế là dạng Hà thủ ô đã qua chế biến theo các phương pháp y lý truyền thống. Trong đó, Hà thủ ô đã qua chế biến có ba dạng nhỏ:

 

+ Chế biến đơn giản thì chế Hà thủ ô với mật.

+ Chế biến phức tạp hơn như là chế Cửu chưng cửu sái Hà thủ ô với Đậu đen.

+ Và dạng chế biến cao nhất phát huy tối ưu công dụng của Hà thủ ô đó chính là chế cửu chưng cửu sái Hà thủ ô với các vị thuốc khác như Ngưu tất, Đại táo, Đương quy, Thục địa…

Hà thủ ô chế biến loại cao nhất…

Hà thủ ô chế có vị ngọt, không chát hoặc chát nhẹ, tính hơi ấm. Vị ngọt của Hà thỉ ô chế là từ phần chất đã được chuyển hóa qua quá trình chế biến và từ một số thành phần chế biến kèm. Vị chát của Hà thủ ô mất đi là do thành phần Tanin đã được chuyển hóa thành các polyphenol mạch ngắn.

 

Hà thủ ô chế chuẩn khi dùng không gây hiện tượng kích thích nhu động ruột như Hà thủ ô sống, không gây táo sáp vì thành phần Tanin đã được hóa giải. Vì vậy, Hà thủ ô chế được dùng phổ biến, có thể dùng thường xuyên, lâu dài để giúp bổ can thận, bổ máu, dùng cho những người có râu tóc bạc sớm, lưng gối đau mỏi, di tinh, thần kinh suy nhược.

 

Như vậy có thể thấy, từ xa xưa các cụ đã không dùng Hà thủ ô nguyên chất để làm thuốc bồi bổ hay trị bệnh. Dù là dùng Hà thủ ô sống để trị các chứng bệnh cấp tính thì cũng cần phải phối hợp để hóa giải bớt tác dụng phụ và dừng ngay khi triệu chứng giảm.

Hay muốn dùng thường xuyên, hàng ngày để nâng cao sức khỏe thì cũng cần phải chế với các vị thuốc khác để bổ sung tính mát, hóa giải táo sáp, hiệp đồng tác dụng đến các cơ quan đích như Can, Thận, Huyết từ đó tăng cường hiệu quả sử dụng.

 

Ngoài ra, theo sự phát triển của y học và thực chứng, Hà thủ ô ngày càng được phối hợp và chế biến theo nhiều dạng khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng nhằm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

 

Chính vì vậy, ngoài các công thức truyền thống phối hợp Hà thủ ô chế với mật ong, vừng đen (Hắc chi ma), Hà thủ ô với đại táo, ngưu tất, thì các phương pháp chế biến Hà thủ ô mới ra đời như Hà thủ ô ngâm rượu với Long nhãn, Đương quy, Kỷ tử, Đảng sâm; Hà thủ ô phối hợp Đông trùng hạ thảo, Hà thủ ô chế biến thành các loại trà, sữa, bột để tiện dùng, mang lại nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe.

 

Herbland.

0
    0
    Giỏ hàng
    giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng