Góc chuyên gia – Thế nào là Cửu chưng cửu sái?

| Góc chuyên gia |

Hà thủ ô tốt là loại Hà thủ ô đã qua chế biến Cửu chưng cửu sái chuẩn.

Vậy Cửu chưng cửu sái là gì và tại sao cần chế biến Hà thủ ô theo Cửu chưng cửu sái? Hãy cùng Herbland tìm hiểu nhé!

  1. Cửu chưng cửu sái là gì?

Cửu chưng cửu sái là một phương pháp chế biến dược liệu truyền thống, được phát triển dựa trên các kinh nghiệm sử dụng thảo dược trong hoạt động chăm sóc sức khỏe qua nhiều đời nay. Trong nhiều phương pháp chế biến dược liệu đang được áp dụng thì Cửu chưng cửu sái là phương pháp được xem là cầu kì, phức tạp và ẩn chứa nhiều điều thú vị nhất.

Để nói chuyên sâu về Cửu chưng cửu sái sẽ có rất nhiều điều. Vì vậy, Herbland sẽ tóm tắt một số thông tin cơ bản để các bạn hiểu về phương pháp cửu chưng cửu sái và vì sao cần chế theo phương pháp này, đặc biệt là Hà thủ ô.

Xét về mặt câu chữ:

– “Cửu” nghĩa là 9, cũng có thể hiểu là rất nhiều hoặc đến cùng.

Các loại thảo dược khi thực hiện chế theo phương pháp cửu chưng cửu sái đều phải lặp đi lặp lại nhiều lần, thường cố định là 9 lần nhưng đôi khi ít hơn hoặc nhiều hơn. Kết quả cuối cùng, các loại dược liệu sau khi chế phải sử dụng an toàn, không gây kích ứng và đều có đặc điểm chung là màu nâu đen hoặc đen nhánh đặc trưng.

– “Chưng” nghĩa là dùng nhiệt thông qua nước (thủy) để gây ra sự biến đổi về chất của dược liệu. Sự biến đổi của chất ở đây theo chiều hướng giảm tác dụng bất lợi mà tăng cường các tác dụng có ích, tác dụng mong muốn. Có nhiều biện pháp để thực hiện “chưng” như:

+ Chưng cách thủy

+ Đồ hay hấp (là biện pháp chưng gián tiếp thông qua nhiệt từ hơi nước)

+ Nấu/ninh (là biện pháp chưng trực tiếp thông qua nhiệt truyền từ nước dạng lỏng).

Các biện pháp chưng khác nhau và sẽ cho ra dược liệu sau khi chế có phẩm chất khác nhau.

Ngoài ra, trong quá trình chưng, ta có thể bổ sung thêm một số thảo dược, nguyên liệu khác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi chất trong dược liệu nhanh hơn hoặc biến đổi tính vị của dược liệu theo hướng mà ta mong muốn.

Ví dụ: Chưng Hà thủ ô ta cho thêm đậu đen để giảm tính nóng, tăng tính mát của dược liệu; Chưng thục địa ta thêm Sa nhân/Gừng để tăng tính ấm, giảm tính hàn;/-strong/-heart:>:o:-((:-hNếu bạn còn thắc mắc, nhớ để lại bình luận hoặc nhắn tin để Herbland hỗ trợ bạn nhanh nhất!/-strong/-heart:>:o:-((:-h- “Sái” nghĩa là phơi, nhằm mục đích làm cho dược liệu ở trạng thái khô cứng hơn, ổn định sau quá trình chưng và trong các lần “sái” dược liệu cũng tiếp tục chuyển hóa theo chiều hướng mong muốn.

Có nhiều kỹ thuật phơi khác nhau để giúp cho dược liệu được khô và tiếp tục chuyển hóa như phơi trực tiếp dưới nắng, phơi âm can (phơi tránh nắng), phơi trong nhà sấy năng lượng mặt trời; sấy trong lò cưỡng bức nhiệt, sấy lạnh, sấy thăng hoa. Theo phương pháp cổ truyền thì trong quá trình cửu chưng cửu sái sẽ thường áp dụng phương pháp phơi âm can để tránh những tác dụng không mong muốn của ánh năng mặt trời.

Hiện nay, để đáp ứng quy mô sản xuất lớn và nhanh, ta thường áp dụng các biện pháp sấy nhiệt cưỡng bức để thúc đẩy quá trình làm khô chủ động, hiệu quả cao hơn.

  1. Vì sao cần Cửu chưng cửu sái

Như đã nói ở trên, trong quá trình cửu chưng cửu sái diễn ra sự biến đổi chất của dược liệu theo hướng tác dụng như mong muốn. Có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:

– Phân giải các hoạt chất phân tử cao thành các chất phân tử thấp hơn để giúp hoạt chất được hấp thu tốt hơn. Ví dụ: Chuyển hóa tinh bột thành đường đơn, đường đôi dễ hấp thu; chuyển hóa polysaccharid mạch dài thành polysaccharid mạch ngắn, tan trong nước, hấp thu tốt hơn;

– Giảm độc tính của dược liệu bởi các hoạt chất chưa chuyển hóa. Ví dụ: Chuyển hóa tanin có vị chát, gây táo sáp thành các polyphenol chống oxy hóa; Chuyển hóa các hợp chất Anthranonid dạng khử thường gây kích thích nhu động ruột, gây tiêu chảy sang Anthranoid dạng oxy hóa dễ hấp thu, không gây kích thích nhu động ruột, bổ huyết.

– Loại bỏ các chất không mong muốn gây ra tác động bất lợi. Ví dụ: Trong quá trình sơ chế Hà thủ ô ta ngâm dược liệu tươi với nước vo gạo, nước muối để loại tanin, chất nhựa.

– Tăng tác dụng dẫn thuốc, thay đổi tính vị: Trong quá trình chế ta bổ sung vào dược liệu một số loại thảo dược khác để tăng dẫn thuốc như tẩm đậu đen, chế thành màu đen để tăng dẫn vào thận, tăng tính ấm bằng cách thêm Gừng, Sa nhân, …

 

Qua bài viết ngắn gọn này, Herbland đã giới thiệu đến các bạn một số thông tin cơ bản về cửu chưng cửu sái. Hi vọng những thông tin này có thể giúp các ban hiểu sơ bộ về quá trình chế biến dược liệu để bài sau hiểu hơn về quá trình chế biến Hà thủ ô mà Herbland đang thực hiện nhé!

 

 

0
    0
    Giỏ hàng
    giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng