Chất bảo quản trong thực phẩm có phải là không tốt?

Có một sự thật là: Chất lượng của thực phẩm sẽ giảm dần theo thời gian bảo quản. Và thời hạn sử dụng của thực phẩm thường ngắn dẫn đến dễ hư hỏng.

Điều này ảnh hưởng đến người dùng như thế nào?

Sự hư hỏng của thực phẩm có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do các loại vi sinh vật gây ra, thường gặp nhất là nấm mốc, nấm men và vi khuẩn. Chúng tồn tại xung quanh chúng ta, xâm nhập vào thực phẩm và phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi.

Nấm men, nấm mốc khi tồn tại trong thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép có thể làm thay đổi màu sắc, phát sinh mùi hay vị lạ, làm hư hỏng hoặc thay đổi cấu trúc của thực phẩm. Một số loại có thể tạo ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là nấm mốc.

Khi ăn phải thực phẩm nhiễm nấm mốc, chúng ta có thể bị ngộ độc cấp tính hoặc ngộ độc mạn tính do cơ thể tích lũy độc tố nấm mốc trong thời gian dài. Các triệu chứng ngộ độc nhẹ có thể gặp như nôn mửa, choáng váng, tiêu chảy,… Trường hợp tích lũy độc tố vi nấm trong thời gian dài thì có thể gặp các bệnh lý nguy hiểm hơn.

Với các loại thực phẩm bị hư hỏng do vi khuẩn, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng thường gặp như đau bụng, ăn không ngon, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm chủ yếu do độc tố gây bệnh thải ra từ các chủng vi khuẩn là Clostridium perfringens, Staphylococcus aureus, Clostridium botulinum và Escherichia coli. Ngoài ra, vi khuẩn từ thực phẩm cũng có thể tiếp tục phát triển trong đường ruột và gây bệnh như Salmonella, Listeria monocytogenes và Shigella.

Chính vì vậy, cần có các biện pháp để giữ cho thực phẩm an toàn và đảm bảo chất lượng trong quá trình lưu thông trên thị trường cũng như khi đến tay người tiêu dùng.

Một trong những cách hiệu quả nhất là sử dụng các chất bảo quản thực phẩm.

Chất bảo quản thực phẩm là gì?

Chất bảo quản thực phẩm là những chất tự nhiên hay tổng hợp được thêm vào thực phẩm để ngăn ngừa hoặc làm chậm sự hư hỏng gây ra bởi sự phát triển của các vi sinh vật hay do các thay đổi không mong muốn về mặt hóa học của thực phẩm.

Chất bảo quản thực phẩm có thể được phân loại theo tính chất bao gồm:/-strong/-heart:>:o:-((:-h(1) Chất bảo quản tự nhiên như đường, muối, giấm, rượu,… có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi sinh vật. Chúng không làm biến đổi chất lượng của thực phẩm, giữ được màu sắc và chất lượng của thực phẩm ban đầu nên thường được sử dụng phổ biến trong thực phẩm.

(2) Chất bảo quản tổng hợp có tác dụng ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình phát triển của vi sinh vật. Các chất hay sử dụng gồm Natri benzoat, Kali sorbat, HT, Kali nitrat, acid benzoic, BHA, BHT, …

Vậy dùng chất bảo quản có phải là xấu?

Có rất nhiều chất, nhóm chất có tác dụng bảo quản thực phẩm. Nếu dùng đúng và phù hợp, dưới sự kiểm soát chất lượng chặt chẽ, tuân thủ theo Quy định, việc sử dụng chất bảo quản sẽ giúp giữ được chất lượng thực phẩm và phòng tránh những hư hỏng đáng tiếc. Ngược lại, nếu không sử dụng đúng cách hoặc lạm dụng có thể gây hại cho sức khỏe.

Vì vậy, khi sử dụng chất bảo quản trong thực phẩm cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

+ Sử dụng các chất bảo quản trong danh mục với hàm lượng cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

+ Khi lựa chọn các chất bảo quản cho sản phẩm hoặc dùng kết hợp nhiều chất bảo quản, cần tìm hiểu kĩ về đặc tính của từng chất để lựa chọn chất phù hợp với sản phẩm, tránh gây ra các phản ứng hóa học tạo ra sản phẩm phụ không có lợi cho sức khỏe.

            Trên đây là một số chia sẻ của Herbland về chất bảo quản sử dụng trong thực phẩm. Hy vọng sẽ đem đến cho các bạn cái nhìn đầy đủ và khoa học hơn về loại phụ gia thực phẩm này

0
    0
    Giỏ hàng
    giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng